Chào mừng bạn đến với Web: DAOTAOONLINE.ORG. Tháng 11-2024, Khai giảng các lớp học tại TP.HCM: 1/Các lớp thạc sĩ: QL Kinh Tế, QL Xây Dựng, Quản trị Kinh doanh, Kế toán; 2/Đại học ĐT trực tuyến: (vb 1, vb 2, LT); Thi đạt đủ môn được xét TNĐH– KG lớp học mới hàng tháng. Ngành ĐT: CN Luật, Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Trung, Kế toán...; 3/ Lớp BDNVSP GV ĐH, CĐ; Lớp BD theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp GV ĐH; 4/Trường Đại học Y tế Công cộng ĐT ngắn hạn cấp chứng chỉ Y tế tại TP.HCM :QL bệnh viện, PP n/c khoa học trong bệnh viện, sư phạm y khoa cơ bản, công tác XH trong bệnh viện, BD theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp chuyên ngành Y tế; 5/BD Ngạch CVC, CV, BD Lãnh đạo, QL cấp phòng; 6/Thi và cấp CC tin học cơ bản/nâng cao 7/ Thi và cấp CC nghiệp vụ hướng dẫn du lịch nội địa/quốc tế; 8/ Thi và cấp chứng chỉ tiếng Anh B1 9/ Điểm phát hành và nhận hồ sơ tại TP.HCM thông báo về việc xét tuyển nghiên cứu sinh năm 2024: Chương trình Đào tạo Tiến sĩ: Quản lý Kinh tế, Quản lý Xây dựng
>>TIN BÀI QUA ẢNH<<

Đào tạo Trực Tuyến – Đào tạo Đại Học Trực Tuyến

 



ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN – ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC TRỰC TUYẾN

 

I/. Đào tạo trực tuyến-xu hướng phát triển trong giáo dục Đại học

 

Hình thức đào tạo trực tuyến (E-learning) đang được các trường đại học đẩy mạnh phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng đa dạng của mọi đối tượng người học. Tuy nhiên, từ những hạn chế trong triển khai, thực tiễn đòi hỏi cần phải có những quy định rõ ràng hơn đối với hình thức đào tạo này, nhất là các chuẩn trong kiểm định chất lượng đào tạo, đảm bảo chất lượng đầu ra.

*/Xu thế tất yếu

Các chuyên gia giáo dục nhận định, cùng với sự phát triển của công nghệ và nhu cầu học tập suốt đời ngày càng tăng, học tập trực tuyến E-learning là một xu hướng tất yếu mà các nước trên thế giới cũng như Việt Nam hướng tới và đẩy mạnh. Đào tạo trực tuyến E-learning mang lại nhiều lợi ích như đơn giản và dễ tiếp cận đối với người học; tính linh hoạt giúp người học hoàn toàn chủ động về thời gian, không gian học, lựa chọn khóa học, nội dung học tập phù hợp; giáo trình, tài liệu có tính đồng bộ cao...

Nhận định về xu thế đào tạo trực tuyến: ở các nước trên thế giới đào tạo trực tuyến diễn ra rất mạnh mẽ với nhiều hình thức khác nhau. Không chỉ các khóa đào tạo cấp bằng, những khóa học đại chúng mở, ngắn hạn đáp ứng nhu cầu cho mọi đối tượng cũng phát triển nhanh chóng. Ngoài các trường đào tạo trực tuyến, ở những trường đào tạo truyền thống, hình thức đào tạo trực tuyến kết hợp thông qua việc học trên không gian mạng chiếm phần lớn nội dung học tập.Tác động của công nghệ hiện nay tạo ra những thay đổi mạnh mẽ cho giáo dục, các cơ sở giáo dục đại học cần quan tâm và có chiến lược phát triển E-learning. Bởi đây là nội dung quan trọng để xây dựng xã hội học tập suốt đời, góp phần mở rộng cơ hội học tập, nâng cao kiến thức cho mọi người.

Tại Việt Nam, học tập trực tuyến và xây dựng môi trường học tập trực tuyến đang được nhiều trường đại học cả ở khối công lập và ngoài công lập triển khai với những mức độ khác nhau.

Các mô hình đào tạo trực tuyến tiêu biểu có thể kể đến như tại Trường Đại học Mở Hà Nội... Trên thực tế, dù E-learning mới chỉ phát triển nhưng đã nhanh chóng chứng minh sự thành công và thu hút được sự quan tâm của nhiều đơn vị đào tạo cũng như người học; trong cả nước.

**/Cần chính sách phát triển E-learning

Các chuyên gia cho rằng, trong bối cảnh công nghệ ngày càng phát triển, nhu cầu học tập suốt đời ngày càng tăng, nếu các trường đại học không đổi mới, không đáp ứng được nhu cầu thực tế sẽ mất người học. Lợi thế của đào tạo trực tuyến là đơn giản và dễ tiếp cận người học, linh hoạt, chủ động định hướng học tập và học mọi lúc, mọi nơi.

Tuy nhiên, đào tạo trực tuyến còn có những hạn chế nhất định như: hạ tầng công nghệ, giáo trình chưa đáp ứng được yêu cầu, tài liệu học tập bị sao chép khiến giảng viên ngại đưa tài liệu lên mạng. Mặt khác, tính thiếu chủ động trong học tập của người học, trong khi đó môi trường học tập trực tuyến đòi hỏi người học phải có tính độc lập và tự giác cao;. Đặc biệt, hiện vẫn chưa có quy chế riêng về đào tạo trực tuyến. Từ những bất cập và thiếu đồng bộ trong triển khai đào tạo trực tuyến, các trường kiến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng và ban hành các quy định cụ thể, chi tiết nhằm xác định rõ vai trò, vị trí, hình thức đào tạo E-learning; các bộ ngành quan tâm xây dựng hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin - viễn thông quốc gia đáp ứng yêu cầu học tập trực tuyến.

II/. Đào Tạo Trực Tuyến và Đào Tạo Từ Xa có gì khác nhau ?

 

Trong thời gian qua  khi dịch bệnh Covid -19 diễn biến hết sức phức tạp thì học trực tuyến và đào tạo từ xa được xem là hình thức đào tạo phổ biến và tối ưu nhất. Tuy nhiên có học viên vẫn nhầm lẫn khi phân biệt hai hình thức này và thậm chí cho rằng hai hình thức giảng dạy này là một

1 - Đào tạo trực tuyến là gì?

Học trực tuyến (E-learning) là phương pháp giáo dục tiên tiến nhất hiện nay bằng việc sử dụng công nghệ truyền thông để kết nối học viên và giảng viên với nhau. Với hình thức đào tạo này, các giáo viên có thể thiết kế bài giảng dưới nhiều hình thức khác nhau như video bài giảng, trò chơi hóa (gamification) … và truyền tải trực tiếp âm thanh, hình ảnh hay các dữ liệu về bài học qua đường truyền băng thông rộng hoặc hệ thống internet. Học viên có thể lựa chọn các nền tảng hoặc phương thức học tập phù hợp với bản thân và trao đổi, tương tác với giáo viên qua hệ thống quản lý học tập trực tuyến LMS.

Hiện nay, E-learning được sử dụng rộng rãi tại các trường đại học trên toàn thế giới. Hầu hết các giáo viên và tổ chức đều có thể dễ dàng xây dựng các trường học ảo, lớp học ảo giúp quản lý, giảng dạy và đào tạo học viên.

2 - Đào tạo từ xa là gì?

Đào tạo từ xa (Distance learning) là hình thức đào tạo mà trong đó người dạy và người học không ở cùng một địa điểm. Sự xuất hiện và phát triển của hình thức này dường như đã phá bỏ hoàn toàn giới hạn về không gian và thời gian, giúp bất cứ học viên nào cũng có thể tham gia học tập. Đào tạo từ xa được xem là một phần của đào tạo trực tuyến.

Đào tạo từ xa được áp dụng phổ biến trong giáo dục hệ Đại học. Với hình thức này, thay vì việc phải đến lớp học truyền thống chính quy, bạn hoàn toàn có thể học tại nhà mà vẫn đảm bảo được tiến độ học tập và được nhận tấm bằng đại học giá trị. Học theo hình thức đào tạo từ xa thì dù bạn ở Việt Nam bạn vẫn có thể trở thành sinh viên và tốt nghiệp tại các trường đại học bên Mỹ hay Úc.

3 - Sự khác nhau giữa học trực tuyến và đào tạo từ xa

Học trực tuyến (e-learning) sử dụng hệ thống quản lý học tập trực tuyến LMS (Learning Management System) giúp học viên và giáo viên có thể dễ dàng tương tác 2 chiều mọi lúc mọi nơi và thậm chí học viên có thể trao đổi, chia sẻ kiến thức với nhau.

Đào tạo từ xa (distance Learning) có sự giãn cách về mặt thời gian và địa điểm giữa giáo viên và giảng viên. Hai bên thường không có sự trao đổi hay tương tác trực tiếp mà thông qua kênh tĩnh như các diễn đàn, chat … Do đó sự phản hồi trong lớp học sẽ không thể diễn ra nhanh chóng và tức thì như E-learning.

*/Về mục đích đào tạo

Tốt nghiệp Đại học đào tạo theo hình thức từ xa ngày càng được các nhà tuyển dụng đánh giá cao.

Với hình thức học trực tuyến, các giáo viên sẽ thiết kế bài giảng và tương tác trực tiếp với các học viên nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Việc đánh giá khả năng của học viên cũng được thực hiện thông qua các bài kiểm tra, điểm số và quá trình học tập như các lớp học truyền thống.

**/Về công cụ học tập

Đào tạo từ xa, Các bài giảng, bài học chỉ ở các dạng tài liệu, PDF, Word, video hình ảnh …

So với đào tạo từ xa thì E-learning được ưu ái hơn trong công nghệ số hóa bài giảng với hệ thống giảng dạy vô cùng phong phú, đa dạng và được cập nhật thường xuyên như gamification (trò chơi hóa), các hiệu ứng animation bắt mắt, hệ thống quizzes … tạo sự hứng thú cho học viên.

Đào tạo từ xa và giảng dạy trực tuyến tuy có những điểm khác nhau và cách vận hành khác nhau nhưng cả 2 hình thức này đều cùng hướng đến một mục đích là tối ưu hóa việc học và tiết kiệm chi phí, nâng cao chất lượng học tập. Đào từ từ xa và học trực tuyến được coi là tương lai của giáo dục hiện đại trong thời đại công nghệ số.

 

III/. Thi Trực tuyến: Khái niệm, Tổ chức thi   

Nhu cầu dạy và học online (trực tuyến) đang ngày càng tăng lên do xu hướng phát triển về khoa học, công nghệ kỹ thuật của xã hội. Nhằm đánh giá về hiệu quả trong quá trình dạy và học online (trực tuyến) mà hình thức thi trực tuyến ra đời. Tuy nhiên khi tổ chức thi trực tuyến nhiều người vẫn còn lo ngại bởi những vấn đề xung quanh và hiệu quả mà nó mang đến có đánh giá đúng bản chất của các học viên hay không?

1 - Thi trực tuyến là gì?

Thi trực tuyến là hình thức làm bài kiểm tra trên hệ thống online qua các công cụ điện tử như máy tính, tablet, điện thoại có kết nối internet. Các thí sinh, học viên tham gia thi trực tuyến sẽ phải truy cập trực tiếp vào website trực tuyến hoặc các ứng dụng thiết bị điện tử khác. Điểm nổi bật của hình thức này là các thí sinh có thể tham gia thi online ở bất cứ đâu, địa điểm nào mà không cần phải đến địa điểm thi cụ thể.

2 - Những cách thức tổ chức thi online

*/Hình thức trắc nghiệm

Với hình thức thi trắc nghiệm các thí sinh sẽ làm bài thi online theo cách thức chọn câu trả lời đúng. Các thí sinh cần truy cập vào bài thi trên trình duyệt web hoặc các ứng dụng của điện thoại, tablet (nếu được hỗ trợ) và làm bài thi bằng cách click chuột vào câu trả lời đúng. Khi các bạn đã hoàn thiện hết các câu hỏi thì có thể bấm vào phần nộp bài.

Bài thi sẽ có hệ thống đếm giờ ngược cho đến khi hết giờ và tự động đóng bài thi. Hình thức thi này sẽ chấm và hiển thị kết quả bài thi của thí sinh ngay khi hết giờ hoặc khi thí sinh nộp bài.  .

**/Hình thức tự luận

Hình thức thi tự luận cũng được nhiều cơ quan, tổ chức, nhà trường, doanh nghiệp áp dụng vào thi online bởi tính chính xác và hiệu quả của nó.

Với hình thức này các thí sinh cũng sẽ truy cập vào trang web thi trực tuyến hoặc ứng dụng trên các nền tảng thiết bị hỗ trợ khác và bắt đầu làm bài thi bằng việc sử dụng bàn phím và trả lời câu hỏi. Bài thi sẽ được lưu lại khi thời gian kết thúc.

***/Hình thức thi vấn đáp

Thi vấn đáp là hình thức khá quen thuộc ở nước ngoài những vẫn còn mới lạ ở Việt Nam. Với hình thức thi vấn đáp các giáo viên có thể sử dụng tính năng Video Conference được tích hợp sẵn trong các phần mềm e-learning để gọi trực tiếp cho thí sinh qua các thiết bị được kết nối internet. Các thí sinh sẽ gặp và trả lời trực tiếp những câu hỏi được đưa ra từ giáo viên.

3 - Lợi ích khi tổ chức thi trực tuyến

Đâu là những lý do chính dẫn đến việc các tổ chức, nhà trường, đơn vị quyết định sử dụng cách tổ chức thi online.

*/Tiết kiệm chi phí

Việc bạn thiết lập và xây dựng các trang web thi online sẽ tiết kiệm được rất nhiều những khoản phí phải bỏ ra mỗi lần thi như chi phí in đề, in phiếu trả lời, giấy thi, chi phí đi lại cho các giáo viên chông coi thi, ngoài ra còn các chi phí khác như hỗ trợ tiền ăn, chỗ ở ...

**/Tiết kiệm thời gian

Đối với hình thức thi online bạn sẽ không cần lo lắng về việc phải đến đúng địa điểm thi, đúng thời gian thi mà có thể linh hoạt trong việc lựa chọn địa điểm. Bạn có thể thi ở nhà, quán cafe, công viên, hoặc bất cứ nơi nào tạo cho bạn cảm giác thoải mái.

***/Không cần mất công sức chấm bài và hạn chế chấm sai điểm

Ngoài ra khi tổ chức thi online các giáo viên sẽ không cần căng thẳng khi phải chấm một lượng bài lớn hoặc lo lắng lắng khi chấm sai bài, xót bài bởi tất cả những việc đó đều được hỗ trợ và giải quyết tự động qua phần mềm e-learning.

****/Hạn chế tình trạng gian lận, quay cóp bài thi

Có rất nhiều những lo lắng, nghi ngờ xung quanh việc tổ chức thi trực tuyến sẽ tạo điều kiện cho các thí sinh gian lận, quay cóp bài thi bởi không có sự giám sát trực tiếp của giáo viên trong quá trình coi thi.

Tuy nhiên trong thực tế các thí sinh rất khó gian lận bởi mọi bài kiểm tra đều có đồng hồ đếm ngược và số câu được tính toán trong bài thi luôn trùng khớp với số thời gian quy định. Ví dụ một bài thi trắc nghiệm online có 40 câu hỏi và được quy định trong vòng 50 phút. Do vậy các thí sinh chỉ có hơn 1 phút để giải và trả lời câu hỏi. Thời gian này quá ngắn để các thí sinh có thể gian lận.

Nền kinh tế thế giới đang bước vào giai đoạn kinh tế tri thức, vì vậy, việc nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục, đào tạo là vấn đề cần chú trọng hàng đầu, quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia. Tận dụng môi trường internet, xu hướng phát triển các phần mềm hiện nay là xây dựng các ứng dụng có khả năng chia sẻ cao, vận hành không phụ thuộc vào vị trí địa lý cũng như hệ điều hành, tạo điều kiện cho mọi người có thể trao đổi, tìm kiếm thông tin, học tập một cách dễ dàng, thuận lợi. E-Learning (đào tạo trực tuyến) là một trong những mô hình điển hình như thế. Việc học không chỉ bó hẹp cho học sinh, sinh viên ở các trường mà dành cho tất cả mọi người, không kể tuổi tác, hoàn cảnh sống,… E-Learning đã được thử nghiệm thành công và sử dụng rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam.